Dự án được thông qua tại Phiên họp lần thứ 7 của WESTPAC tổ chức tại Sabah, Malaysia năm 2008 và ngoài sự tham gia của các nước thành viên WESTPAC, còn có các thành viên được mời từ các khu vực khác của thế giới (ví dụ từ Châu Âu). Chủ nhiệm dự án là GS. Jing Zhang của Trung Quốc. Các hoạt động chủ yếu của dự án là tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo, khảo sát thực địa và một số hoạt động khác.

Mục đích của dự án nhằm:
• Hiểu biết về bản chất sinh địa hóa và sinh thái của các rạn san hô trong khu vực Tây Thái Bình Dương trong các khung cảnh khác nhau về địa lý, tự nhiên và môi trường, cũng như những cách can thiệp khác nhau từ con người;
• Đánh giá hậu quả của ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và các hoạt động khác của con người tới sức khỏe của các rạn san hô và sử dụng bền vững chúng;
• Tăng cường năng lực trong các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu về rạn san hô thông qua các hoạt động chia sẻ kiến thức khoa học và đào tạo, cũng như hợp tác giữa các mạng lưới nghiên cứu trong khu vực WESTPAC.

Nội dung của đề án bao gồm: (1) Tổng quan điều kiện thực tế/hiện trạng các hệ sinh thái rạn san hô chính trong khu vực Tây Thái Bình Dương và xác định các vấn đề then chốt của hoạt động cần thiết của Tiểu ban; (2) Đưa ra các đề xuất biện pháp liên quan tới sự bền vững của các hệ sinh thái rạn san hô và tiến hành thực hiện những biện pháp mang lại lợi ích từ những đề xuất này; (3) Bảo đảm sự tương tác/mối liên lạc có hiệu quả với các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ trong khu vực trong các nghiên cứu về các hệ thống rạn san hô; (4) Tăng cường năng lực các nước thành viên khu vực Tây Thái Bình Dương trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu về rạn san hô, thiết lập sự phối hợp, hợp tác với các Tiểu ban IOC khác.

image003