Đề tài do Viện Hải dương học chủ trì thực hiện trong thời gian từ năm 2013-2014 với kinh phí do Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cấp.
Mục tiêu của đề tài:
- Làm tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và biên soạn bộ Atlas về động vật Thân mềm ở biển Việt Nam;
- Làm cơ sở cho IOC Việt Nam trong công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi sinh vật biển; nâng cao vị thế IOC Việt Nam;
- Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và khu vực về nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ mẫu sinh vật biển.
Các kết quả chính của đề tài:
- Về khoa học:
+ Đã xây dựng được poster hình ảnh của 104 loài ốc biển thuộc 27 họ, 40 giống của lớp Chân bụng (Gastropoda)và cung cấp thông tin (tên tiếng Anh, tiếng Việt, đặc điểm nhận dạng, phân bố, nơi sống, giá trị sử dụng) của chúng. Đây là tư liệu cần thiết cho công tác biên soạn bộ Atlas về động vật Thân mềm ở biển Việt Nam.
+ Đã nhập thông tin mẫu vật vào cơ sở dữ liệu (Data-Schema) của 132 mẫu vật Ốc thuộc lớp Chân bụng ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa theo biểu mẫu của IOC/WESTPAC (2014), nhằm chia sẻ giữa các nước thành viên để đánh giá đa dạng sinh học trong vùng
- Về ứng dụng:
Bộ tiêu bản mẫu vật ốc biển phục vụ cho công tác trưng bày giới thiệu về đa dạng sinh học ở biển, giúp cho các nhà khoa học, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, tham quan và học tập. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà quản lý thủy sản, các ngư dân ở các địa phương ven biển trong công tác giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Bộ sưu tập 132 loài ốc thuộc lớp Chân bụng (Gastropoda) và Posters hình ảnh của 104 loài ốc biển hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Hải dương học.

ocbien