Giới thiệu
Hiện tượng nở hoa của tảo độc hại (HABs) là nguyên nhân gây chết hàng loạt đối với cá và động vật có vỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và phá hủy các hệ sinh thái trên toàn thế giới. Cùng với những ảnh hưởng ngày càng nhiều từ các hoạt động của con người tới các hệ sinh thái ven biển, tác động về mặt môi trường và kinh tế của HABs và những thách thức đối với việc quản lý vùng ven biển ngày càng tăng trong những năm gần đây. Mối liên hệ giữa HABs và sự ưu dưỡng ngày càng tăng của rất nhiều hệ sinh thái ven biển của các nước trong khu vực Tây Thái bình dương hiện đang là mối quan tâm đặc biệt.

Trong thời gian gần đây, xu hướng của HABs trong khu vực Tây Thái bình dương tăng lên cả về tần xuất, sự biến đổi của loại hình, sự phân bố và tính chất gay gắt. Cả khu vực cùng có chung vấn đề về HABs trong các lĩnh vực về điều kiện môi trường tương tự như nhau, do cùng một cơ chế giống nhau (ưu dưỡng, nước trồi, vận chuyển sinh vật...). 

Tảo giáp Ciguatera ở Philippines
Độc tố Tảo lam Cyanobacteria (polycavernoside A) ở Philippines
Tảo Phaeocystis ở Trung Quốc và Việt Nam
Tảo Heterocapsa ở Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc)
Tảo Cochlodinium ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia


no hoa 1

Ảnh trên website của WESTPAC

Mục tiêu
Mục tiêu lâu dài:

1. Hiểu biết về bản chất sinh học và hóa học, động lực quần thể và tác động môi trường của tảo độc và những sản phẩm hoạt chất sinh học của chúng.

2. Ngăn ngừa hậu quả gây bệnh do HABs, qua việc cung cấp kiến thức khoa học có ích cho việc thành lập hệ thống quản lý mang lại lợi ích đáng tin cậy bao gồm cả việc giám sát và nghiên cứu.

 

no hoa 2

© Yasuwo Fukuyo - Red Tide Species.


Ban điều hành
Dự án được bắt đầu thực hiện từ năm 1990, do TS. Tomotoshi Okaichi, Giáo sư Đại học Kagawa, Nhật Bản chủ trì. Từ năm 1993, dự án do TS. Yasuwo Fukuyo, Đại học Tokyo, Nhật Bản chủ trì. Năm 2012, TS. Mitsunori Iwataki, Giáo sư Đại học Yamagata, Nhật Bản được lựa chọn làm người phụ trách tiếp theo của dự án cho tới hiện nay.

Phụ trách Dự án trước đây: TS. Yasuwo Fukuyo (Đại học Tokyo, Nhật Bản)

Phụ trách Dự án hiện nay: TS. Mitsunori Iwataki (Đại học Yamagata, Nhật Bản)

Thành viên:
TS. Kezong Yin (Australia)
TS. Songhui Lu (Đại học Jinan, Trung Quốc)
Hikmah Thoha (Viện Khoa học Indonesia, Indonesia)
TS. Yasuwo Fukuyo (Đại học Tokyo, Nhật Bản)
TS. Ken Furuya (Đại học Tokyo, Nhật Bản)
TS. Mitsunori Iwataki (Đại học Yamagata, Nhật Bản)
TS. Chan Kyu Lee (Viện Nghiên cứu và Phát triển Nghề cá Quốc gia, Hàn Quốc)
TS. Po-Teen Lim (Đại học Sarawak, Malaysia)
TS. Rhodora Azanza (Đại học Philippines, Philippines)
Elsa Fugen Durio (Viện Nghiên cứu và Phát triển Nghề cá Quốc gia, Philippines)
TS. Chee Yew Leong (Singapore)
TS. Tatiana Morozova (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga)
TS. Thaithaworn Lirdwitayaprasit (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan)
TS. Đào Việt Hà (Viện Hải dương học, Việt Nam)
TS. Nguyễn Văn Nguyên (Viện Nghiên cứu Hải sản, Việt Nam)

Các hoạt động
Trong thời gian từ năm 2010-2012, dự án tổ chức 4 hội thảo/khóa đào tạo trong đó 2 hội thảo tổ chức cùng với dự án WESTPAC-TMO (Sinh vật biển độc hại).
Hội thảo thứ nhất với chủ đề “Sự cần thiết của một cấu trúc mới cho những hoạt động mới” tổ chức ngày 29/3/2011 nhân dịp Hội nghị Khoa học Quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ 8, Busan, Hàn Quốc.
Hội thảo thứ hai với chủ đề “Nghiên cứu HABs trong tương lai” tổ chức từ ngày 15-17/3/2012 tại Viện Hải dương học, Nha Trang.
Hội thảo/Khóa đào tạo lần thứ nhất “Phân loại và sinh thái của tảo Diatom Pseudo-nitzschia”, từ ngày 20-24/3/2011 tại Đại học Sarawak, Malaysia, tổ chức cùng với dự án WESTPAC-TMO.
Khóa tập huấn IOC/WESTPAC-TMO–HAB lần thứ hai “Ứng dụng phương pháp miễn dịch học để phát hiện axit domoic trong sinh vật phù du và động vật có vỏ”, 19 – 22/3/2012, tại Viện Hải dương học, Nha Trang.

Báo cáo và tài liệu dự án: http://iocwestpac.org/harmful-algal-bloom/559.html