NEAR-GOOS (North East Asian- Global Ocean Observing System) là Chương trình thí điểm của Chương trình GOOS (Global Ocean Observing System) trong khu vực Đông Bắc Á được thực hiện bởi các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên bang Nga, hình thành từ năm 1995 và bắt đầu hoạt động từ năm 1996, trở thành một trong những chương trình khu vực đầu tiên của GOOS.
Mục tiêu chính của Chương trình NEAR-GOOS trong pha đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ số liệu hải dương học do các cơ quan của các nước thành viên thu thập được sử dụng internet, hỗ trợ việc vẽ bản đồ hàng ngày các điều kiện trong các vùng biển ven bờ của 5 nước thành viên.
Kết quả quan trọng nhất của Chương trình NEAR-GOOS trong pha đầu tiên là:
I. Thống nhất được cấu trúc cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng internet "được phân bổ theo kiếu" hai chức năng giữa các nước thành viên như là một mô hình khả thi nhằm tăng cường và phối hợp chuyển giao số liệu hải dương học ở mức độ quốc gia;
II. Kết nối cấu trúc này với hai cơ sở dữ liệu khu vực có chức năng tiếp nhận và hợp nhất số liệu về khu vực NEAR-GOOS thành một cơ sở dữ liệu thống nhất, vì vậy tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu khu vực như là một phần của GOOS;
III. Thông qua và thực hiện chính sách trao đổi số liệu mở và tự do, trước khi hình thành một chính sách như vậy cho toàn bộ GOOS;
IV. Tổ chức đào tạo quản lý trao đổi số liệu đã được hợp nhất và chấp nhận cho các đại biểu trong khu vực.
Nhiệm vụ của Chương trình NEAR-GOOS trong pha hai là “Phát triển một mạng lưới quan trắc đại dương tổng hợp và bền vững trong các biển và vùng ven bờ khu vực Đông Bắc, đặc biệt tập trung vào việc quan trắc, giám sát và các hoạt động khác mà không thể dễ dàng được thực hiện bởi từng nước đơn lẻ. Mạng lưới này sẽ bao gồm một phạm vi rộng lớn các loại số liệu và cùng với các thành viên tham gia như một sự đóng góp cho GOOS và những sáng kiến quan trắc toàn cầu khác”.
Mục tiêu của Chương trình NEAR-GOOS trong pha hai là xây dựng một mạng lưới quan trắc và dự báo đại dương cơ bản và tổng hợp trong khu vực NEAR-GOOS gắn với những nguyên tắc của GOOS và xây dựng những cấu trúc quản lý và trao đổi số liệu đã được phát triển trong pha đầu tiên qua việc bao gồm cả các thông số bổ sung thêm, mở rộng độ bao phủ theo không gian và thời gian, sự ra đời của một bộ các sản phẩm số liệu về giống loài và các quá trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng thích hợp.
Chương trình do TS. Hee-Dong Jeong của Hàn Quốc chủ trì.