Tiểu ban IOC khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC) được thành lập năm 1989, bao gồm 22 nước thành viên chủ yếu nằm trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương bao gồm: Úc, Bangladesh, Trung Quốc, Fiji, Pháp, Indonesia, Nhật, Triều Tiên, Hàn Quốc, Malaysia, Newzealand, Philippines, Nga, Samoa, Singapore, Đảo Solomon, Sri Lanka, Thái Land, Tonga, Anh, Mỹ và Việt Nam.

Trụ sở IOC/WESTPAC tại Bangkok, Thái Lan. Ban Lãnh đạo IOC/WESTPAC hiện nay gồm: TS. Somkiat Khokiattiwong (Thái Land) Chủ tịch, TS. Youn-Ho Lee (Hàn Quốc) Phó Chủ tịch thứ nhất và PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn (Việt Nam) Phó Chủ tịch thứ hai trong hai nhiệm kỳ liên tiếp 2012-2014 và 2015-2017. Ban Lãnh đạo IOC/WESTPAC làm việc theo nhiệm kỳ 2 năm.

Tầm nhìn và chức năng
Cam kết phát triển, phối hợp và thực hiện những nghiên cứu, quan trắc và dịch vụ khoa học biển theo bốn hướng chính:
• Hiểu biết về các quá trình hải dương và khí hậu khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương;
• Bảo đảm đa dạng sinh học biển và an toàn thực phẩm biển;
• Bảo vệ sức khỏe các hệ sinh thái biển;
• Nâng cao nhận thức về các vấn đề khoa học biển cấp thiết mới nảy sinh

Đặc biệt cố gắng thực hiện:
• Xác định các vấn đề trong khu vực, các giải pháp cần sự hợp tác quốc tế và thúc đẩy, phát triển, phối hợp các chương trình nghiên cứu khoa học biển và các hoạt động liên quan;
• Tiến hành thực hiện và phối hợp các thành phần của các chương trình và hoạt động nghiên cứu khoa học biển toàn cầu của Ủy ban trong khu vực;
• Thúc đẩy sự phát triển và sử dụng, ở mức độ khu vực, các dịch vụ đại dương và các hoạt động hỗ trợ có liên quan, do Ủy ban phối hợp hoặc duy trì;
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu và thông tin khoa học, chuyển giao kiến thức thu được từ các kết quả nghiên cứu khoa học biển, đặc biệt cho các nước đang phát triển trong khu vực;
• Giúp xác định các nhu cầu giúp đỡ lẫn nhau trong đào tạo, giáo dục trong khu vực, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến các chương trình của Tiểu ban;
• Tư vấn cho các cơ quan quản lý của Ủy ban về các vấn đề chính sách, các đề xuất về ngân sách và các hoạt động hỗ trợ khác cần thiết cho chương trình hoạt động của Tiểu ban;
• Hợp tác với các tiểu ban khác của Ủy ban trong các vấn đề về kỹ thuật và các lĩnh vực cùng quan tâm khác;
• Đưa ra những chỉ dẫn chung và phục vụ như là một cơ chế cho các nước thành viên trong việc xây dựng, đánh giá và theo dõi các đề xuất cho các đề án bổ sung ngân sách với mục đích nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học biển của quốc gia và khu vực và thành lập các viện nghiên cứu chung, dịch vụ và cơ sở vật chất (ví dụ như các trung tâm, mạng lưới...);
• Hợp tác với các tiểu ban khác của các thành viên của Liên hiệp quốc trong tổ chức ICSPRO (Inter-secretariat Committee on Scientific Programmes Relating to Oceanography) và các tổ chức khác của Liên hiệp quốc cũng như các tổ chức khác trong khu vực có hợp tác với Ủy ban;
• Nếu có thể sẽ: Thành lập các Nhóm công tác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt; Thành lập các Nhóm chuyên gia; và Tổ chức các cuộc họp kỹ thuật (ví dụ hội thảo), từ nguồn kinh phí được phân bổ hoặc nguồn kinh phí bổ sung sẵn có cho mục đích đó; mặt khác giới thiệu tới các đơn vị quản lý khác của Ủy ban để được xem xét và chấp nhận;

Các hoạt động và hướng nghiên cứu của Tiểu ban IOC khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC)

Giai đoạn trước năm 2014
Các chương trình, đề án của IOC/WESTPAC trong thời gian trước năm 2008 bao gồm: Nghiên cứu các dòng chảy cổ (Paleo Currents); Động lực và khí hậu đại dương; Khoa học các hệ sinh thái đại dương; Các chất thải từ khí quyển; Nghiên cứu sinh vật chỉ thị; Tảo độc; Hợp tác nghiên cứu vịnh Thái Lan; Viễn thám biển; Hệ thống quan trắc và dự báo đại dương toàn cầu trong khu vực Đông Bắc Châu Á (NEAR-GOOS); Hệ thống quan trắc đại dương toàn cầu trong khu vực Đông Nam Châu Á (SEA-GOOS); Đề án đo vẽ bản đồ độ sâu Tây Thái Bình Dương (IBCWP); Đề án khảo cổ học và cứu nguy số liệu hải dương học toàn cầu trong khu vực Tây Thái Bình Dương (GODAR – WESTPAC). Chương trình nâng cao nhận thức và dịch vụ thông tin.

Các dự án giai đoạn 2008-2013 phù hợp với Chiến lược trung hạn 2008-2013 của IOC, bao gồm 4 nhiệm vụ ưu tiên: Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của thiên tai; Giảm nhẹ những tác động do sự thay đổi khí hậu toàn cầu và thích nghi với nó; Giữ gìn thể chất của các hệ sinh thái đại dương; Thể thức và chính sách phục vụ quản lý bền vững môi trường và tài nguyên vùng ven bờ và đại dương. Bao gồm các đề án:

- Rạn san hô dưới tác động của các hoạt động nhân sinh và biến đổi khí hậu (WESTPAC-CorReCAP). Nội dung của đề án bao gồm: (1) Tổng quan điều kiện thực tế/hiện trạng các hệ sinh thái rạn san hô chính trong khu vực Tây Thái Bình Dương và xác định các vấn đề then chốt của hoạt động cần thiết của Tiểu ban; (2) Đưa ra các đề xuất biện pháp liên quan tới sự bền vững của các hệ sinh thái rạn san hô và tiến hành thực hiện những biện pháp mang lại lợi ích từ những đề xuất này; (3) Bảo đảm sự tương tác/mối liên lạc có hiệu quả với các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ trong khu vực trong các nghiên cứu về các hệ thống rạn san hô; (4) Tăng cường năng lực các nước thành viên khu vực Tây Thái Bình Dương trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu về rạn san hô, thiết lập sự phối hợp, hợp tác với các Tiểu ban IOC khác.

- Khoa học hệ sinh thái đại dương gồm 3 đề án: (1) Đa dạng sinh học và phân loại sinh vật biển; (2) Ảnh hưởng của sự nhiễu loạn và những sức ép hiện tại lên đa dạng sinh học; (3) Phục hồi các hệ sinh thái biển.

- Ứng xử với các tai biến thiên nhiên liên quan đến thay đổi khí hậu trong khu vực Tây Thái Bình Dương (WESTPAC-ROSE-MaHaz). Nội dung chủ yếu bao gồm các nghiên cứu về tai biến thiên nhiên liên quan đến thay đổi khí hậu như sự dâng cao mực nước biển, lốc xoáy nhiệt đới, thủy triều đỏ trong khu vực Tây Thái Bình Dương, giám sát tai biến thiên nhiên, nghiên cứu bản chất của những tác động do tai biến thiên nhiên gây ra trong bối cảnh biến đổi toàn cầu và dự báo tai biến thiên nhiên.

- Tăng cường năng lực để ứng phó với tràn dầu và phục hồi các hệ sinh thái biển trong khu vực Tây Thái Bình Dương.

- Trầm tích sông đổ ra biển Đông.

- Hệ thống cảnh báo sóng thần ở Biển Đông (SCS-TWS).

- Xuất bản Tạp chí điện tử của IOC/WESTPAC.

Giai đoạn 2014-2021
Các hoạt động và hướng nghiên cứu của Tiểu ban trong giai đoạn này phù hợp với định hướng chiến lược giai đoạn 2014-2021 của IOC, bao gồm:
• Các vấn đề Hải dương học và khí hậu khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (5 dự án);
• Đa dạng sinh học, sức khỏe của hệ sinh thái và an toàn thực phẩm (6 dự án);
• Nâng cao tri thức về các vấn đề cấp bách của khoa học đại dương (4 dự án);
• Phát triển năng lực về quan trắc và dịch vụ cho khoa học biển (2 dự án);
• Các đề nghị, khuyến cáo của nhóm chuyên gia cho WESTPAC về việc triển khai các chương trình, đề tài và nội dung của các nhóm làm việc trong giai đoạn sắp tới.
• Phát triển chương trình khu vực để giảm sát tác động sinh thái của axid hóa đại dương lên hệ sinh thái rạn san hô;
• Nghiên cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng (động vật biển, rùa biển) trong đới xích đạo Châu Á phục vụ bảo tồn có hiệu quả;
• Nghiên cứu hiện tượng nước trồi qua tích hợp tài liệu đại dương hướng tới một đại dương khỏe, ổn định và năng suất cao;
• Sự biến động của môi trường đại dương Ấn Độ - Thái Bình Dương và tương tác biển khí quyển;
• Phát triển mạng lưới quan trắc, dịch vụ đại dương Ấn Độ - Thái Bình Dương;
• Chuẩn bị và thành lập một nhóm hành động (Task Force) xây dựng dự án CSK2 (tiếp theo CSK1 từ 1965 -1977) nghiên cứu biến động, ảnh hưởng của hệ thống dòng chảy ấm Kurosio vào khu vực tây bắc Thái bình dương và Biển Đông.
• Thực hiện các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và chương trình khác bao gồm: NOWPAP, PEMSEA, BOBLME, CLIVAR và IOC/AFRICA.

Các phiên họp thường kỳ của WESTPAC (IOC Regional Committee for the Western Pacific) giai đoạn 1977-1990
Phiên họp lần thứ 1, Tokyo, Nhật Bản, 21-24/2/1979
Phiên họp lần thứ 2, Jakarta, Indonesia, 19-24/10/1981
Phiên họp lần thứ 3, Townsville, Australia, 19-24/9/1983
Phiên họp lần thứ 4, Bangkok, Thái Lan, 22-26/6/1987
Phiên họp lần thứ 5, Hàng Châu, Trung Quốc, 5/2/1990

Các phiên họp thường kỳ của WESTPAC (Intergovernmental Session of the IOC Sub-Commission for the Western Pacific)
Phiên họp thứ 1, Hàng Châu, Trung Quốc, 5-9/2/1990
Phiên họp thứ 2, Bangkok, Thái Lan, 25-29/1/1993
Phiên họp thứ 3, Tokyo, Nhật Bản, 26/2-1/3/1996
Phiên họp thứ 4, Seoul, Hàn Quốc, 22-26/3/1999
Phiên họp thứ 5, Fremantle, Australia, 9-13/9/2002
Phiên họp lần thứ 6, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam, 23-27/5/2005
Phiên họp lần thứ 7, Sabah, Malaysia, 26-29/5/2008
Phiên họp lần thứ 8, Bali, Indonesia, 10-13/5/2010
Phiên họp lần thứ 9, Busan, Hàn Quốc, 9-12/5/2012
Phiên họp thứ 10, Phuket, Thái Lan, 12-15/5/2015.

Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ nhất, Townsville, Úc, 1-6/12/1986
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ hai, Penang, Malaysia, 2-6/12/1991
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ ba, Bali, Indonesia, 22-26/11/1994
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ tư, Okinawa, Nhật Bản, 2-7/2/1998
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ năm, Seoul, Hàn Quốc, 27-31/8/2001
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ sáu, Hàng Châu, Trung Quốc, 19-23/4/2004
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ bảy, Sabah, Malaysia, 21-25/5/2008
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ tám, Busan, Hàn Quốc, 28-31/3/2011
Hội nghị khoa học quốc tế IOC/WESTPAC lần thứ chín, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam, 22-25/4/2014
Hàng năm, WESTPAC thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn về các lĩnh vực nghiên cứu hải dương học tại các nước thành viên.

Ban Lãnh đạo WESTPAC (nhiệm kỳ 2012-2014 và 2015-2017)

ban lanh dao WESTPAC

Ban Lãnh đạo WESTPAC (Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch) được bầu bởi các đoàn đại biểu tham dự mỗi Phiên họp liên chính phủ. Ban Lãnh đạo được bầu từ các nước thành viên trong khu vực và sẽ thực hiện nhiệm vụ trong một nhiệm kỳ và có thể được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa.

Ban Lãnh đạo WESTPAC các nhiệm kỳ trước, tham khảo thông tin tại: http://iocwestpac.org/page/552.html

Ban Tư vấn Khoa học WESTPAC (từ năm 2013 - 2017)

ban tu van khoa hoc WESTPAC

Các thành viên của Ban Tư vấn Khoa học WESTPAC là các chuyên gia thuộc các nước trong khu vực, có trách nhiệm tư vấn về mặt khoa học và kỹ thuật trong việc xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của Tiểu ban.

Ban lãnh đạo WESTPAC (nhiệm kỳ 2017-2019)

Chủ tịch: Vo Sĩ Tuấn (Viện trưởng Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam)

Các Phó chủ tịch: Fangli Qiao, Zainal Arifin, Kentaro Ando

WESTPAC Advisory Group Members (2017-2021)

Kentaro Ando (Co-Chair)
Fangli Qiao (Co-Chair)
Vo Si Tuan
Zainal Arifin
Somkiat Khokiattiwong
Weidong Yu
Gil Suico Jacinto
Youn-Ho Lee

Địa chỉ liên hệ

UNESCO-IOC Regional Office for the Western Pacific (WESTPAC)
c/o the Department of Marine and Coastal Resources
9th Fl. The Government Complex Building B
120 Moo 3, Chaengwattana Rd., Lak Si, Bangkok 10210, Thailand
Tel: +66 2 141 1287-89
Fax: +66 2 143 92 45
E-mail: westpac.bgk[at]unesco.org
Website: http://iocwestpac.org