Hội đồng Ủy ban Liên Chính phủ về Hải dương học (IOC) đã họp phiên thứ XXV tại trụ sở UNESCO, Paris, Pháp, từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 6 năm 2009. Tham dự phiên họp có đại diện của 97 quốc gia (có 37 nước không cử đại diện tham gia) và hơn 20 cơ quan và tổ chức quốc tế liên quan. Đoàn Việt Nam gồm có 6 người:
1. Ông Văn Nghĩa Dũng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn UNESCO Việt Nam tại Paris.
2. TSKH Nguyễn Tác An, Chủ tịch UBQG IOC Việt Nam, trưởng đoàn.
3. TS Bùi Hồng Long, Viện trưởng Viện Hải dương học, Nha Trang.
4. TS Đỗ Chiến Thắng, Phó Viện trưởng Viện Địa chất và Địa Vật lý biển, Hà Nội.
5. Ông Lưu Trường Đệ, Phó vụ trưởng, Bộ KH&CN Việt Nam.
6. Bà Phùng Thị Ngọc Ánh, Chuyên viên, Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao, Việt Nam.
Ngoài ra, còn có sự tham gia, hỗ trợ của bà Hoàng Thị Mai, chuyên viên của phái đoàn UNESCO Việt Nam tại Paris và bà Nguyễn Thị Như Phi, nguyên chuyên viên của UNESCO.

Nội dung chính phiên họp: Hội đồng IOC đã thảo luận và quyết định thông qua những vấn đề sau:
1. Những chính sách tổng thể:
- Chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập IOC (1960-2010) và hội nghị bàn tròn cấp Bộ trưởng ở hội nghị lần thứ 35 của UNESCO.
- Xem xét hiệu quả của Năm Quốc tế vùng cực (IPY) (2007-2009).
- IOC với chương trình quốc tế nghiên cứu vùng cực “Năm vùng Cực 2007-2008”.
- Các mối quan hệ với ban thư ký hiệp định Đa dạng sinh học.
- Báo cáo phiên họp thứ 9 Ban tư vấn về luật biển của IOC (IOC/ABE-LOS IX).

2. Các thủ tục quản lý và chính sách phát triển bền vững các tài nguyên và môi trường ven biển và đại dương (Mục tiêu ưu tiên IV theo chiến lược trung hạn của IOC):
- Dữ liệu và thông tin: Báo cáo phiên họp lần thứ 20 của UBQT IOC về trao đổi dữ liệu và thông tin biển (IODE-XX); Hợp tác giữa IOC với hệ thông tin sinh địa (OBIS)
- Báo cáo toàn cầu và đánh giá về trạng thái môi trường biển cùng với các khía cạnh kinh tế xã hội.
- Báo cáo của các UB IOC khu vực: IOCCARIBE-X; IOCWIO-VII; IOCWESTPAC.

3. Giữ gìn sức khỏe của các hệ sinh thái biển (Mục tiêu ưu tiên III theo chiến lược trung hạn của IOC)
- Báo cáo của ban thư ký về khoa học biển: chương trình, cấu trú và hoạt động, vai trò của IOC trong việc xây dựng các chuẩn và hướng dẫn (Thông qua phương trình cân bằng trạng thái nước biển, hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cho các muối dinh dưỡng).
- Báo cáo phiên họp lần thứ IX của tiểu ban Tảo gây hại (IPHAB-IX).
- Báo cáo của ban thư ký về xây dựng tiềm lực.

4. Giảm thiểu những tác động và thích nghi với sự thay đổi khí hậu và các biến động, (Mục tiêu ưu tiên II theo chiến lược trung hạn của IOC)
- Đại dương và khí hậu: báo cáo chương trình khảo sát khí hậu toàn cầu, các quan trắc khí hậu.
- Báo cáo phiên họp lần thứ 9 của UB Liên chính phủ về hệ thống quan trắc khí hậu toàn cầu (I-GOOS).
- Những hướng dẫn cho phiên họp thứ 3 của UB Liên kết Kỹ thuật của IOC và Thời tiết biển (JCOMM-III).
- Báo cáo về sự làm màu mỡ cho đại dương.

5. Ngăn cản và làm giảm tác động của các tai biến thiên nhiên (Mục tiêu ưu tiên I theo chiến lược trung hạn của IOC)
- Báo cáo hội thảo lần hai của nhóm công tác về sóng thần và các tai biến thiên nhiên liên quan đến mực dâng cao của mực nước biển.
- Báo cáo của các nhóm điều hành công tác ở các khu vực.

6. Hành chính và quản lý
- Báo cáo tài chính và dự kiến tài chính giai đoạn 2010-2011 (Dự thảo 35C/5).
- Bầu cử: Chủ tịch và 5 Phó chủ tịch IOC, bầu 35 nước làm Ủy viên chấp hành IOC khóa 2009-2010.

7. Thông qua các văn kiện

new12

Đại sứ phái đoàn UNESCO VN tại Paris Văn Nghĩa Dũng (hàng đầu - bên trái), cùng với đoàn đại diện IOC VN tham dự Phiên họp