Phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 của IOC được tổ chức tại trụ sở UNESCO (Paris, CH Pháp) từ ngày 15 đến ngày 25/6/2015. Đây là cuộc họp rất quan trọng được tổ chức định kỳ 2 năm một lần nhằm đánh giá tất cả các kết qủa hoạt động của IOC trong thời gian giữa hai kỳ đại hội, định hướng các hoạt động của IOC trong giai đoạn mới, bầu lại các chức danh của IOC. Tham gia Phiên họp lần này có Chủ tịch và 4 phó chủ tịch đương nhiệm (nhiệm kỳ 2013-2015) của IOC, các đại biểu từ các nước thành viên IOC, các đại biểu của IOC các khu vực Tây Thái Bình Dương, Caribe và lân cận, Châu Phi, Ả rập, Châu Âu – Mỹ, Các tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về hải dương học, khí tượng, khí hậu, tai biến thiên nhiên… Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO đọc lời chào mừng và trình bày báo cáo về vai trò IOC trong UNESCO và nhiệm vụ của IOC trong bối cảnh toàn cầu mới.

Thành phần đoàn đại biểu của Ủy ban IOC Việt Nam bao gồm:

1. PGS.TS. Bùi Hông Long, Chủ tịch Ủy ban IOC Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Trưởng đoàn.

2. PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn, Phó chủ tịch IOC/WESTPAC, Viện trưởng Viện Hải dương Học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Ủy Viên.

3. TS. Lê Quý Quỳnh, Vụ Trưởng Vụ Biển, Ủy Ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Ủy Viên.

4. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Thành viên thường trực đoàn Việt Nam tại UNESCO, Bộ Ngoại giao, Ủy Viên.

5. ThS. Lê Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục biển đảo, Sở TNMT tỉnh Khánh Hòa, Ủy Viên.
Tham dự Phiên họp Đại hội đồng IOC lần thứ 28 có 111 đoàn đại biểu các nước thành viên IOC trong tổng số 147 nước thành viên. Trong thời gian hội nghị đã có gần 250 lượt đại biểu phát biểu ý kiến.

Các nội dung chính của Phiên họp:

Các báo về hoạt động của IOC trong nhiệm kỳ qua: hiện trạng hoạt động IOC, tài chính của IOC giai đoạn 2014 -2015, các báo cáo của Tiểu ban IOC các khu vực: Tây Thái Bình Dương, Caribe và lân cận, Châu Phi...
Các báo cáo dự thảo về chiến lược và tài chính cho giai đoạn 2014-2017 và trung hạn 2014 -2021 của IOC. Các định hướng chiến lược ưu tiên hướng tới tầm nhìn IOC (IOC Vision) giai đoạn 2015 -2021, đó là: Việc hiểu biết vững chắc về mặt khoa học và quan trắc có hệ thống sự thay đổi của khí hậu đại dương thế giới và các hệ sinh thái biển sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, quản trị toàn cầu để có được một đại dương lành mạnh cũng như quản lý những rủi ro và cơ hội từ các đại dương ở quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Để thực hiện được điều này, các giải pháp được đưa ra bao gồm:
• Tăng cường nghiên cứu và hiểu biết về dại dương, vùng ven bờ và tác động của con người lên chúng.
• Tăng cường hệ thống tích hợp tài liệu, quan trắc, thông tin, toàn cầu.
• Phát triển hệ thống dự báo, cảnh báo sớm làm giảm nhẹ thiệt hại do sóng thần và các tai biến liên quan đến đại dương.
• Hỗ trợ đánh giá, thông tin để đẩy mạnh các tương tác lẫn nhau của các khoa học phục vụ chính sách.
• Nâng cao khả năng của chính quyền về quản lý bền vững (đại dương thông qua việc chia xẻ các hiểu biết và đẩy mạnh hợp tác khu vực.
• Phát triển năng lực các cơ quan nghiên cứu về tất cả các chức năng thông qua việc đào tạo đa mục tiêu và tương tác.
Báo cáo tình hình triển khai các hoạt động IOC qua các chương trình, dự án toàn cầu, khu vực bao gồm: Khoa học đại dương toàn cầu (GOSR), Chương trình nghiên cứu khí hậu toàn cầu (WCRP) với sự phối hợp của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Chương trình thành lập hải đồ đại dương quốc tế (GEBCO), Chương trình quan trắc dữ liệu đại dương toàn cầu (GOOS), Ủy ban phối hợp kỹ thuật của WMO-IOC về hải dương học và khí tượng biển (JCOMM), Trao đổi dữ liệu hải dương quốc tế (IODE), Hệ thống thông tin địa sinh học đại dương (OBIS), Các nhóm phối hợp liên chính phủ về sóng thần (ICGs), Các hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực cho Thái bình dương và Ấn độ dương (ICG/PTWS, ICG/IOTWS), Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICAM), Sự nở hoa của tảo gây hại (HAB), và Phát triển năng lực (CD). Chuẩn bị khởi động chương trình điều tra Ấn độ dương lần thứ hai (IIOE -2).
Tiếp đến là các báo cáo của các tổ chức phối hợp khác ngoài IOC; Các báo cáo liên quan đến tai biến đại dương, hệ thống quan trắc, quản lý dữ liệu; Các báo cáo khoa học và nghiên cứu đại dương; Các báo cáo liên quan đến đào tạo, phát triển tiềm lực; và Các báo cáo liên quan đến thời gian và địa điểm tổ chức Phiên họp sắp tới của Đại hội đồng lần thứ 29, cuộc họp của các ngành, lĩnh vực lần thứ 50.
Đại hội thông qua nghị quyết về chuẩn bị Phiên họp Đại hội đồng lần thứ 29 sẽ tiến hành vào tháng 6/2017. Các cuộc họp của các ngành, lĩnh vực lần thứ 50 sẽ được tổ chức vào tháng 11 -2016.
Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị lần này đã tích cực phát biểu đóng góp cho các báo cáo chung của IOC, nhất là các vấn đề liên quan tới các hoạt động nghiên cứu hải dương học ở khu vực Tây Thái bình dương. Đánh giá, ủng hộ và góp ý cho các hoạt động của IOC/WESTPAC và chương trình phát triển nhân lực của IOC Paris. Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO trong việc bầu cử Hội đồng Chấp hành IOC.

new 9 1

Đoàn Việt Nam tại Phiên họp