Dự án CSK (Collaborative Study of Kuroshio and adjacent region) là dự án đầu tiên của IOC/UNESCO trong khu vực Tây Thái Bình Dương, với sự tham gia của 12 nước trong khu vực (trong đó có Việt Nam) trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1979. Từ đó đến nay đã có nhiều hoạt động được thực hiện trong khu vực.

Được truyền cảm hứng từ tinh thần hợp tác mà dự án mang lại và theo khuyến nghị của Dự án CSK, IOC đã thành lập một cơ cấu hợp tác trong khu vực với tên gọi là WESTPAC (Regional Committee for the Western Pacific) trong năm 1977, và sau đó đổi thành Tiểu ban Tây Thái Bình Dương của IOC với nhiệm vụ là phát triển, điều phối và thực hiện những nhiên cứu, quan trắc và dịch vụ khoa học biển, và phát triển năng lực trong khu vực Tây Thái Bình Dương và những khu vực lân cận.

Kể từ khi Dự án CSK hoàn thành, đã có rất nhiều dự án và công trình nghiên cứu đa quốc gia, hợp tác song phương và cấp quốc gia đã được thực hiện nhằm hiểu biết hơn nữa về hoàn lưu biển và những biến đổi trong khu vực dòng Kuroshio và những vùng lân cận. Căn cứ vào những tiến bộ ấn tượng trong bốn thập kỷ qua về công nghệ quan trắc và nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 của CSK trong năm 2019, một việc cần thiết là phải xem xét lại những hiểu biết hiện nay của chúng ta về dòng Kuroshio, xác định những kiến thức khoa học và quan trắc còn thiếu, và xem xét tính khả thi của Dự án CSK lần thứ 2.

Mục tiêu của Hội thảo:

Mục tiêu của Hội thảo lần nảy nhằm: 1) xem xét lại CSK-1 (1965-1979) và những thành quả đã đạt được; 2) cập nhật tình hình nghiên cứu và quan trắc hiện nay về dòng Kuroshio và những vùng lân cận; 3) chia sẻ kế hoạch và ý tưởng về những chương trình nghiên cứu và quan trắc dòng Kuroshio và những vùng lân cận; 4) xác định những kiến thức còn thiếu và những chủ đề khoa học mới; và 5) phân tích tính khả thi việc thực hiện CSK-2, với một danh sách các hoạt động/đề xuất sẽ được thực hiện ngay sau hội thảo.