Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững, cộng đồng quốc tế quyết định phải duy trì các đại dương dưới sự kiểm tra xem xét thường xuyên thông qua việc thành lập một quy trình thường xuyên do Liên hiệp quốc quản lý về báo cáo và đánh giá toàn cầu hiện trạng môi trường biển, bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội (GRAME hay Quy trình thường xuyên) vào năm 2004.

Chiến lược trung hạn của IOC giai đoạn 2008-2013 được xây dựng dựa trên bốn mục tiêu cấp cao và bảy hoạt động liên quan. Một trong những hoạt động để đạt được mục tiêu cấp cao 3 “Giữ gìn sức khỏe của các hệ sinh thái biển” là “Đóng góp tích cực vào việc thực hiện Quy trình thường xuyên báo cáo và đánh giá toàn cầu hiện trạng môi trường biển, bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội”. IOC với chức năng là cơ quan có thẩm quyền và đầu mối thực hiện các vấn đề về biển trong hệ thống của Liên hiệp quốc chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động này. Vì vậy WESTPAC đã thành lập Nhóm công tác về GRAME để thực hiện những hoạt động này trong khu vực Tây Thái bình dương.

Mục tiêu nhằm thực hiện chương trình GRAME trong khu vực Tây Thái bình dương, tăng cường trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên, xác định và chuyển giao những nhu cầu về tăng cường năng lực trong khu vực trong quy trình thường xuyên. Kết quả là phải đề xuất được Chiến lược GRAME khu vực Tây Thái bình dương giai đoạn 2012-2015, bao gồm cả mục tiêu và các hoạt động đi kèm.

Chủ trì: TS Juying Wang, Cục Hải dương Trung Quốc

Các hoạt động của Nhóm GRAME khu vực Tây Thái bình dương chia thành hai pha: pha 1 từ năm 2010-2012 là pha chuẩn bị, pha 2 từ năm 2013-2014 tham gia vào các hoạt động đánh giá tổng hợp chu kỳ đầu tiên của Quy trình thường xuyên, bao gồm cả việc tăng cường năng lực. Trong pha 1, Nhóm đã thực hiện các hoạt động sau: (1) Tiếp tục xúc tiến thực hiện Quy trình thường xuyên qua việc tham gia các hoạt động có liên quan đến Quy trình thường xuyên do Liên hiệp quốc phát động và chuyển các thông tin về tiến độ của Quy trình thường xuyên đến các quốc gia thành viên; (2) Chuyển các thông tin liên quan đến Nhóm làm việc; (3) Phác thảo sơ bộ Chiến lược của GRAMES khu vực Tây Thái bình dương. 

Đáng chú ý là trong Phác thảo sơ bộ Chiến lược của GRAMES khu vực Tây Thái bình dương đã đưa ra những khuyến cáo sau: 

(1) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ưu tiên ở mức độ khu vực trong bối cảnh của Quy trình thường xuyên. Trong lĩnh vực khoa học cần quan tâm xem xét các vấn đề sau:

• Nghiên cứu chuỗi nguyên nhân và tác động giữa các điều kiện môi trường biển và các hoạt động của con người ở mức độ khu vực;

• Tìm hiểu phản ứng của các hệ sinh thái đối với biến đổi khí hậu;

• Tìm hiểu bảo tồn đa dạng sinh học và ảnh hưởng của các loài xâm lấn đến các hệ sinh thái.

(2) Nâng cao kỹ năng và kiến thức trong việc thực hiện đánh giá tổng hợp. Những kinh nghiệm và kỹ năng này trong khu vực còn thiếu và đào tạo về phương pháp thực hiện đánh giá tổng hợp sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Quy trình thường xuyên.

(3) Thăm dò cấu trúc trong khuôn khổ WESTPAC để xúc tiến thực hiện Quy trình thường xuyên trong khu vực.

(4) Thiết kế khung giám sát và đánh giá trong khu vực.

image002