category category Tin tức

Sáng kiến Carbon xanh được hình thành từ tháng 2 năm 2011 là một chương trình toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu thông qua việc khôi phục và sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển. Sáng kiến Carbon xanh tập hợp các chính phủ, tổ chức nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới. Sáng kiến được điều phối bởi Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ trực thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (IOC-UNESCO).

Sáng kiến Carbon xanh hoạt động với các mục tiêu đề ra:

- Phát triển các phương pháp quản lý, các chính sách ưu đãi tài chính và các cơ chế chính sách để đảm bảo việc bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái carbon xanh ven biển;

- Thu hút chính quyền địa phương, quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bảo tồn, quản lý và tài trợ nghiên cứu các hệ sinh thái carbon xanh ven biển;

- Xây dựng các phương pháp toàn diện để đánh giá trữ lượng và phát thải carbon trong các hệ sinh thái ven biển;

- Triển khai các dự án trên toàn cầu thể hiện tính khả thi của các thỏa thuận hợp tác, quản lý và khuyến khích hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến các bon xanh;

- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học về vai trò của các hệ sinh thái carbon xanh ven biển đối với việc giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu.

Sáng kiến Carbon xanh tập trung nghiên cứu các hệ sinh thái rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và cỏ biển. Các hệ sinh thái ven biển này được đánh giá là những hệ sinh thái hiệu quả nhất trên trái đất. Nó cung cấp cho trái đất các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển tránh sự tàn phá của bão, và là môi trường sống và sinh sản của các loài sinh vật biển ... Các nhà khoa học còn tìm thấy một vai trò quan trọng khác của các hệ sinh thái ven bờ là tách và lưu trữ “carbon" từ bầu khí quyển và đại dương, do đó việc nghiên cứu chu trình carbon xanh sẽ là một phần thiết yếu của giải pháp giảm thiểu sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Đại dương và các sinh cảnh ven bờ:

83% chu kỳ cacbon toàn cầu được lưu thông qua đại dương. Các sinh cảnh ven biển chiếm ít hơn 20% tổng diện tích đại dương, nhưng chiếm khoảng một nửa tổng lượng carbon phân bố trong các trầm tích biển.

Blue carbon 1

Carbon xanh là gì?

Carbon xanh là lượng carbon lưu giữ trong hệ sinh thái biển và ven biển. Sáng kiến Carbon xanh hiện đang tập trung nghiên cứu chu trình carbon trong hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, đầm lầy và cỏ biển. Các hệ sinh thái này cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon xanh trong cả cây và trầm tích đáy. Ví dụ, trên 95% lượng carbon trong đồng cỏ biển được lưu giữ trong đất.

Phân bố carbon xanh toàn cầu trong các hệ sinh thái ven biển:

Sáng kiến Carbon xanh tập trung nghiên cứu các hệ sinh thái rừng ngập mặn, đầm lầy muối và cỏ biển, Các hệ sinh thái này được tìm thấy ở mọi châu lục trừ Nam Cực. Các hệ sinh thái ven biển này bao gồm khoảng 13,8 đến 15,2 triệu ha (Mha), 2,2 và 40 Mha, và 17,7 và 60 Mha. Kết hợp, các hệ sinh thái này bao phủ khoảng 49 Mha.

Rừng ngập mặn

50% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu biến mất trong vòng 50 năm qua. 2% diện tích rừng ngập mặn đang bị mất trong mỗi năm. Các chuyên gia ước tính rằng lượng khí thải carbon từ nạn phá rừng ngập mặn sẽ làm gia tăng lên đến 10% khí thải từ nạn phá rừng trên toàn cầu, mặc dù rừng ngập mặn chỉ chiếm 0,7% diện tích đất toàn cầu.

Đầm lầy thủy triều

Các đầm lầy thủy triều đang bị mất đi với tốc độ 1-2% / năm. Chúng bao phủ khoảng 140 triệu Hecta bề mặt trái đất. Các đầm lầy này đã mất hơn 50% diện tích so với ban đầu.

Tầm quan trọng của các hệ sinh thái lưu trữ carbon xanh:

Khi các hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, đầm lầy muối và cỏ biển được bảo vệ hoặc phục hồi, các hệ sinh thái này sẽ có chức năng cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trên toàn cầu.

Khi bị xuống cấp hoặc phá huỷ, các hệ sinh thái này thải ra lượng khí cacbonic mà chúng đã tích trữ trong nhiều thế kỷ vào bầu khí quyển và đại dương và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng khí nhà kính. Các chuyên gia ước tính có khoảng 1,02 tỷ tấn carbon dioxide đang được thải ra hàng năm từ các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái, tương đương với 19% khí thải từ nạn phá rừng nhiệt đới trên toàn cầu.

Rừng ngập mặn, đầm lầy và cỏ biển có ý nghĩa quan trọng đối với các vùng ven bờ biển trên thế giới. Chúng có chức năng hỗ trợ chất lượng nước ven biển, tạo nguồn lợi và phát triển nghề cá, bảo vệ bờ biển chống lại lũ lụt và bão. Ví dụ, rừng ngập mặn được ước tính trị giá ít nhất 1,6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong các dịch vụ hệ sinh thái hỗ trợ các sinh kế ven biển và các cộng đồng người dân sống ven biển khắp thế giới.

Sáng kiến Carbon xanh và kế hoạch hành động:

- Sáng kiến Carbon xanh hoạt động để bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái ven biển vì vai trò của chúng trong việc giảm tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Để hỗ trợ công việc này, sáng kiến đang điều phối các Nhóm Công tác về Carbon xanh quốc tế, nhằm cung cấp hướng dẫn các nghiên cứu cần thiết, thực hiện dự án và các chính sách ưu tiên.

- Các dự án đang được phát triển tại các địa điểm trên toàn cầu với mục tiêu bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái ven biển với giá trị lưu giữ cô lập lượng “carbon xanh". Tìm hiểu thêm trong phần Field Work của chương trình.

- Nghiên cứu về sự cô lập, lưu giữ và làm tiêu hủy carbon từ các hệ thống cacbon xanh đang được tiến hành. Xem báo cáo và bài báo khoa học gần đây trong Thư viện của chúng tôi tại trang web http://thebluecarboninitiative.org/ 

(Nguồn: http://thebluecarboninitiative.org and UNESCO/IOC)