category category Tin tức

Hội thảo tập huấn của IOC/WESTPAC về “Giới thiệu về lặn biển khoa học, thu và xử lý mẫu tảo hai roi sống đáy (Dinoflagellates)”, đã được tổ chức từ ngày 17 - 21/ 9/ 2018, tại Phuket, Thái Lan. Tham gia khóa học có 30 nhà khoa học trẻ, cán bộ ngành thủy sản, sinh viên sau đại học đến từ 6 quốc gia trong khu vực Westpac (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam).

 

anh lan 1

 

Với các nội dung khoa học đã được xác định cẩn thận, khóa tập huấn này đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng năng lực nghiên cứu là đào tạo các nhà khoa học trẻ và cán bộ cơ quan chính phủ trong khu vực về các giao thức chuẩn cho lặn khoa học, lấy mẫu dưới nước, xử lý mẫu, nuôi cấy, nhận diện môi trường đáy biển và các loài sinh vật đáy.

anh lan 4

Thực tập trong hồ bơi, sử dụng thiết bị CISME để quan trắc môi trường 

 anh lan 3

Sử dụng thiết bị (BETA) thu mẫu tảo độc sống đáy
 

 Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của các chuyên gia lặn biển và chuyên gia khoa học, học viên đã tiếp cận được hai chức năng chính của lặn khoa học:

 Lịch sử của lặn khoa học và các ứng dụng của lặn khoa học trong các nghiên cứu khoa học dưới nước. Các học viên được đào tạo về các kỹ thuật lặn khoa học cơ bản, kiểm soát nổi, và các phương pháp thu thập mẫu, dữ liệu liên quan đến sinh học bao gồm việc sử dụng transect, quadrats, chai mẫu và túi vv... các thiết bị khoa học khác nhau bao gồm: Coral Watch', 'Coral Finder', CISME – các thiết bị quan trắc, đo hô hấp và quang hợp san hô tại môi trường để theo dõi sức khỏe trao đổi chất của san hô và sinh vật đáy khác bị ảnh hưởng bởi sự axit hóa đại dương, sự thay đổi nhiệt độ nước biển; Thiết bị “BETA Sampler” thu mẫu tảo đáy và tảo độc bám đáy.

 Ngoài chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học dưới nước với thiết bị dưới nước chuyên dụng, và quan trọng nhất là chức năng quản lý rủi ro bảo vệ an toàn và sức khỏe của cá nhân nhà khoa học và tổ chức sử dụng lao động.

Chuyên sâu về vấn đề tảo độc, một nhóm học viên tập trung chủ yếu vào phương pháp thu mẫu, các phương pháp lấy mẫu sử dụng chất nền nhân tạo, nhận dạng loài, kỹ thuật phân lập tế bào, nuôi cấy tảo đáy dinoflagellates. Các vấn đề liên quan đến sự nở hoa của tảo độc hại, ngộ độc cá ciguatera và tảo hai roi sống đáy.

Fig 3 resize

 Phân tích mẫu tế bào tảo Hai roi phân lập từ cỏ biển và trầm tích

 Học viên còn được tiếp cận phương pháp phân loại tảo hai roi sống đáy không những theo phương pháp dựa vào dữ liệu hình thái học mà còn sử dụng phương pháp phân tử để hỗ trợ phân định loài.

Tất cả học viên tham gia khóa học được thực hành quan sát và cô lập các tế bào tảo hai roi đáy từ các mẫu chất nền tự nhiên được thu thập từ bờ biển và các rạn san hô gần đó. Một số chi tảo hai roi có hại đã được xác định và phân lập để nuôi cấy, bao gồm Ostreopsis, Prorocentrum, Coolia và Amphidinium.

Các thành viên tham dự đến từ 6 quốc gia đã thảo luận, thống nhất áp dụng phương pháp lấy mẫu trên nền nhân tạo (Benthic HAB artificial substrate sampling method; Tester et al. 2014, Yong et al. 2018), cam kết sẽ có những nghiên cứu và so sánh tại các rạn san hô và thảm cỏ biển của các quốc gia. Các thành viên tham gia dự kiến kiến nghị WESTPAC sẽ tổ chức nhiều hội thảo về ngộ độc cá ciguatera và tảo đáy dinoflagellate ở khu vực này để giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong an toàn thủy sản.

(Nguồn IOC/WESTPAC)