category category News

Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 2017, tại Jakarta, Indonesia đã diễn ra Hội thảo lần thứ 27 về Quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông do Bộ ngoại giao Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức. Đây là hội thảo được tiến hành thường niên từ năm 1990 do sáng kiến của GS.TS Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á.

group photo 1


Mục đích của Hội thảo nhằm thúc đẩy hợp tác hòa bình ổn định trên Biển Đông trên cơ sở các nguyên tắc DOC từ các hiểu biết lẫn nhau thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, dữ liệu, hỗ trợ cho việc giảm thiểu các tai biến thiên nhiên, môi trường, tìm kiếm cứu nạn và các thách thức biến đổi tiềm tàng khí hậu….

Hội thảo này có thể nói là cơ chế gần như duy nhất của khu vực và thế giới có sự tham gia và phối hợp của cả Trung Quốc và Đài Loan với các thành viên ASEAN.

Tham dự có 70 đại biểu đến từ Brunei Darussalam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore và Việt Nam. Đoàn Việt Nam có 9 đại biểu từ các cơ quan: Vụ Biển, Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế (Bộ Ngoại giao); Bộ Khoa học và Công ngh; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

 

Hội thảo lần này gồm hai nội dung chính:

1. Cuộc họp lần thứ 13 của Nhóm công tác kỹ thuật “Nghiên cứu thủy triều và nước biển dâng và các tác động của nó lên môi trường ven bờ Biển Đông do ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu tiềm tàng”

2. Hội thảo lần thứ 27 về “Quản lý các xung đột tiềm tàng trên Biển Đông”“

Quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông là sáng kiến của Indonesia nhằm mang lại những cơ hội hợp tác giữa các bên liên quan thông qua cơ chế đối thoại. Một trong những nội dung góp phần giải quyết xung đột tiềm tàng trên Biển Đông là vấn đề về khoa học biển, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn và các vấn đề về chính sách.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Abdurrahman Mohammad Fachir nêu rõ quan điểm của Indonesia là khu vực Biển Đông phải được quản lý thông qua hợp tác giữa các bên liên quan nhằm giảm căng thẳng. Đó cũng chính là lý do Indonesia đã rất tích cực đóng góp vào vấn đề này.

Hội thảo góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên tham gia thông qua các cuộc đối thoại xây dựng và các dự án hợp tác cụ thể, đồng thời phản ánh cam kết chắc chắn các bên tiếp tục thảo luận nhằm theo đuổi mục tiêu hòa bình, hợp tác và ổn định ở khu vực Biển Đông. Hội thảo diễn ra với 4 phiên thảo luận gồm các nội dung: Phân tích vị trí địa chính trị chiến lược của Biển Đông, các nguy cơ xung đột trong khu vực; Chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước; Nêu các sáng kiến, đề cập việc thi hành luật hàng hải; Vấn đề thủy triều và mực nước biển dâng cùng tác động của chúng đối với môi trường ven biển ở Biển Đông theo nghiên cứu của Indonesia; Sự dâng cao mực nước biển và tác động đến môi trường ven bờ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xây dựng CSDL và trao đổi thông tin dữ liệu của Việt Nam.

Việt Nam ngày càng có những đóng góp quan trọng và nổi bật trong các hoạt động của dự án này. Việc quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông có lịch sử lâu dài, trong đó có các sáng kiến của các bạn Indonesia. Sự tham gia của Việt Nam lần này cũng đã mang lại những đóng góp thiết thực.

doan vn

Đoàn Việt Nam tại Hội thảo