category category News

Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)

Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs), còn được gọi là Mục tiêu toàn cầu, được tất cả các Quốc gia Thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua vào năm 2015 - là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên LHQ.

SDG bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu. Những mục tiêu này được tích hợp nhằm mục tiêu phát triển xã hội, bao gồm cả các mục tiêu đối với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, đổi mới, tiêu thụ bền vững, hòa bình, công bằng… Mỗi mục tiêu được kết nối với nhau và thành công trong một mục tiêu thường sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác.

SDGs1

Mục tiêu 14 (SDG 14): Tài nguyên nước - Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển

Các đại dương đóng vai trò rất quan trọng trên hành tinh của chúng ta, tất cả các yếu tố tự nhiên của đại dương như dòng chảy, nhiệt độ nước biển, hóa học biển, sinh học, sinh thái biển đều có ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu và đời sống của con người.

Hơn ba tỷ người trên toàn cầu sống, sinh kế phụ thuộc vào đa dạng sinh học biển ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang chứng kiến 30% trữ lượng cá thế giới bị khai thác quá mức, không thể tạo ra sản lượng bền vững.

Đại dương cũng hấp thụ khoảng 30% lượng khí carbon dioxide do con người tạo ra và hơn 26% các đại dương đang bị axit hóa kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Ô nhiễm biển, phần lớn trong số đó đến từ các nguồn trên đất liền, đang đạt đến mức báo động, với trung bình 13.000 mảnh rác nhựa được tìm thấy trên mỗi km vuông của đại dương.

Mục tiêu 14 (SDG 14) được xây dựng nhằm mục đích quản lý và bảo vệ bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển tránh khỏi tình trạng ô nhiễm, khai thác quá mức, cũng như giải quyết các tác động của axit hóa đại dương. Tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trên đại dương thông qua luật pháp quốc tế nhằm giảm thiểu giảm thiểu một số thách thức đối với các đại dương của chúng ta.

Mục tiêu 14 (SDG 14) cụ thể:
- 14.1: trước năm 2025 - Ngăn chặn và giảm đáng kể các loại ô nhiễm biển;
- 14.2: trước năm 2020 - Quản lý và bảo vệ bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển để tránh các tác động tiêu cực;
- 14.3: Giảm thiểu và giải quyết các tác động của axit hóa đại dương, thông qua hợp tác khoa học nâng cao năng lực ở tất cả các cấp;
- 14.4: Điều chỉnh có hiệu quả việc khai thác bền vững và kết thúc việc đánh bắt quá mức, đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và kiểm soát; Nghề cá bền vững, nghiêm cấm việc đánh bắt quá mức và khai thác bất hợp pháp;
- 14.5: Trước năm 2020 - Bảo tồn ít nhất 10% các khu vực ven biển và đại dương;
- 14.6: Đến năm 2030, tăng lợi ích kinh tế cho các đảo đang phát triển và các nước kém phát triển nhất từ việc sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Thông tin chi tiết bằng tiếng Anh xem thêm tại trang web https://www.undp.org/content/undp/en/home/sustainable-development-goals/ 

(Nguồn UNDP và IOC/UNESCO)